ORAIN CHEM trân trọng gửi đến Quý khách hàng: Thông báo chính thức từ Tập đoàn TOSOH - Nhật Bản về việc ngưng sản xuất / cung cấp NICLON 70G , nhà máy TOSOH chỉ sản xuất / cung cấp NICLON 7000.

  • 0
  • Tổng hợp các bệnh thường gặp trên tôm thẻ chân trắng (Phần 2)

    Tôm thẻ chân trắng mang giá trị kinh tế cao là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến ở các tỉnh Miền Tây. Tôm thẻ chân trắng được nuôi nhiều với thời gian thu hoạch nhanh (< 90 ngày), tỷ lệ đạt tiêu chuẩn cao, chi phí sản xuất tương đối thấp so với các loài thuỷ sản khác như: tôm hùm, tô sú hoặc cá mú, cá tầm, cá hồi,...

    Tuy nhiên, để người nuôi đạt được những mùa vụ "thắng lợi - như ý" thì kỹ thuật và kinh nghiệm là vô cùng quan trọng. Khi nuôi phải tuân thủ các phương pháp nuôi trồng thủy sản an toàn - bền vững, tiêu chuẩn hóa bằng cách áp dụng những sản phẩm Chế phẩm sinh học thay thế những loại thuốc kháng sinh, đặc trị, hoá chất trôi nổi chưa được kiểm chứng gây nguy hại cho cả ao, tồn dư chất cấm sau thu hoạch và ảnh hưởng uy tín cả vùng nuôi.

    Trong 20 năm trở lại đây, dịch bệnh bùng phát đối với Tôm thẻ chân trắng đã khiến sản lượng tôm sụt giảm nghiêm trọng, dẫn tới giá thành thấp, chi phí thức ăn và thuốc cho tôm lại tăng cao gây ra nhiều áp lực và thách thức bà con nông dân và cả những kỹ sư ngành thuỷ sản.

    Các ký hiệu về cơ quan của tôm thẻ chân trắng
    (Nguồn ảnh: Dr. Trần Hữu Lộc – Giáo viên khoa thủy sản – Đại học Nông Lâm TPHCM – Đại học Arizona)

    Trong đó:

    • MG (Midgut): Ruột
    • HP (Hepatopancreas): Hệ gan tụy
    • ST (Stomach): Dạ dày

    Tìm hiểu 8 bệnh trên tôm mắc phải trong quá trình nuôi (Phần 2)

    Những bệnh lý mà tôm thẻ chân trắng dễ mắc phải trong suốt quá trình nuôi do vi khuẩn, động vật nguyên sinh và virus gây ra. Sự tăng trưởng của chúng thường được kích hoạt bởi các yếu tố dinh dưỡng hoặc môi trường ao nuôi kém, việc cung cấp thức ăn cho tôm đồng thời bổ sung thức ăn cho các sinh vật khác trong nước. Do đó, điều kiện ao nuôi luôn tồn tại mối nguy hại cho tôm. Tôm thiếu dinh dưỡng do các loài cá tạp hoạt động năng nổ hơn khiến môi trường sống của tôm giảm gây ra hiện tượng tăng nhiệt độ trong ao tạo điều kiện mầm bệnh phát triển, gây căng thẳng (stress) ở tôm.

    1. Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm

    2. Bệnh đốm trắng trên tôm WSSV

    3. Hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô

    4. Bệnh đuôi đỏ - virus Taura

    5. Bệnh phân trắng (WFD/WFS)

    Bệnh phân trắng tên tiếng anh là White Feces Syndrome – WFS hay White Feces Disease - WFD. Nguyên nhân gây ra bệnh chủ yếu từ nhóm vi khuẩn có tên là Vibrio, trùng 2 tế bào hoặc nhóm ký sinh trùng Vermiform gây ra.

    Biểu hiện của bệnh: Dấu hiệu nhận biết bệnh phân trắng rất dễ, đó chính là sợi phân tôm sẽ có màu vàng nhạt. Phần gan và tụy teo lại hoặc mềm nhũn, vỏ mỏng, mềm và lỏng lẻo. Tôm ngày càng suy yếu, bơi lờ đờ và chết đi.

    Cách phòng bệnh phân trắng: Bà con nên giảm mật độ nuôi tôm trong vụ nắng nóng. Nhằm mục đích giảm lượng vi sinh vật hữu cơ ở nền đáy của ao nuôi. Từ đó, làm giảm sự phát triển của vi khuẩn Vibrio. Ngoài ra, có thể sử dụng chế phẩm sinh học chứa vi khuẩn Bacillus Subtilis để hạn chế sự phát triển của nhóm vi khuẩn Vibrio.

    Hình ảnh tôm thẻ chân trắng bị nhiễm WFD/WFS

    6. Bệnh đầu vàng (YHV)

    Bệnh đầu vàng do phức hợp Virus gây bệnh đầu vàng gây ra. Hai loại Virus có tên tiếng anh là Yellow Head Virus (YHV) và Virus gây ra các hội chứng liên quan (Gill - Associated Virus - GAV). Hiện tượng tôm biến đổi màu vàng hoặc nâu ở vùng mang và phần đầu ngực, phần giáp đầu ngực phồng lên, toàn thân có màu nhợt nhạt, có hiện tượng sưng tuyến tiêu hóa. Lưu ý: các dấu hiệu có thể không thể hiện rõ ràng, và có thể nhầm lẫn qua bệnh khác. 

    Tôm nhiễm YHD ăn nhiều hơn trong một vài ngày, sau đó phần lớn tôm trong ao ngưng ăn, 1 – 2 ngày sau tôm bơi lờ đờ, không định hướng, dạt vào bờ và chết. Bệnh gây tỷ lệ chết cao, có thể lên đến 100% sau 3 đến 5 ngày nhiễm bệnh. Cách phòng bệnh đầu vàng: Nên chọn lọc và kiểm tra giống trước khi thả nuôi. Bên cạnh đó, bà con cần chú ý đến chất lượng nước và môi trường xung quanh.

    Tôm nhiễm bệnh YHD có biến đổi màu vàng hoặc nâu ở vùng mang và phần đầu ngực
    Tôm nhiễm bệnh YHD biến đổi màu vàng hoặc nâu ở vùng mang và phần đầu ngực

    7. Trắng đuôi đục cơ

    Bệnh đuôi trắng, hay bệnh cơ trắng gây ra bởi nodavirus, có thể lây nhiễm ở tất cả các giai đoạn tôm nuôi gồm: ấu trùng, hậu ấu trùng và giai đoạn trưởng thành sớm. Ban đầu, vùng bụng của tôm xuất hiện các dải trắng mờ trong suốt sau đó chuyển thành màu trắng sữa. Các ngày tiếp theo số lượng tôm bị bệnh này tăng lên cùng với sự gia tăng tỷ lệ tử vong. Sau 6 ngày, tỷ lệ tôm chết đạt 100%. Bệnh đuôi trắng này gây ra những cái chết nghiêm trọng trên diện rộng trong giai đoạn trại giống và ao tôm.

    Biểu hiện hoại tử cơ là sự mờ đục, trắng, đổi màu của một số đoạn bụng. Ảnh: Researchgate
    Biểu hiện hoại tử cơ là sự mờ đục, trắng, đổi màu của một số đoạn bụng. Ảnh: Researchgate

    Hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị bệnh do PvNV và MrNV gây ra, do đó người nuôi cần áp dụng nghiêm các biện pháp phòng bệnh trong suốt quá trình nuôi.

    • Lựa chọn nguồn tôm bố mẹ sạch bệnh có kiểm định
    • Xử lý, vệ sinh, diệt khuẩn ao nuôi trước mỗi vụ nuôi bằng những hoá chất nguồn gốc rõ ràng
    • Đảm bảo nguồn nước sạch cấp cho ao nuôi, nên xử lý nước cấp riêng và đúng quy trình
    • Thường xuyên kiểm tra, quản lý chặt chẽ môi trường nước. Tránh cho ăn dư thừa, có thể sử dụng thêm SLIME FREE để phân huỷ hữu cơ lơ lửng và thức ăn dư thừa
    • Bổ sung vitamin và khoáng chất cho tôm nuôi để tăng cường sức đề kháng có thể sử dụng Khoáng SecoORAIN VITA
    • Quản lý tốt sức khỏe tôm đặc biệt là sau các cơn mưa bổ sung tạt khoáng đa vi lượng cho ao tôm có thể sử dụng Khoáng Seco

    8. Hoại tử gan tuỵ đớm đen

    Bệnh hoại tử gan tụy do vi khuẩn (Necrotizing hepatopancreatitis - NHP). NHP còn được gọi là Bệnh Đốm Đen, thân tôm nhiễm NHP xuất hiện nhiều đốm đen li ti hoặc các mảng lớn màu tối hoặc đen, đuôi mỏng, có thể có những tổn thương phụ như mòn đuôi và vảy râu, cụt râu… Vi khuẩn gây ra NHP có xu hướng thích nhiệt độ nước cao trên 29°C và nồng độ mặn cao (hơn 20–38 ppt). Do đó cần điều chỉnh điều kiện nước để hạn chế sự phát triển của mầm bệnh này.

    Bệnh xảy ra do các điều kiện môi trường ao nuôi kém, đặc biệt là đáy ao bị dơ, các ao nuôi xuất hiện bệnh “đốm đen” thường có hàm lượng các khí độc như NH3, NO2 rất cao. Tỷ lệ chết có thể lên đến 95% trong vòng 15 – 30 ngày kể từ khi phát hiện bệnh nếu không có bất kỳ biện pháp chữa trị nào được áp dụng ngay tức thời đối với  trường hợp ao nuôi ô nhiễm nặng và hàm lượng vi khuẩn trong nước ao nuôi vượt ngưỡng gấp nhiều lần. Tôm bệnh có các biểu hiện như lờ đờ, giảm ăn hoặc bỏ ăn, tốc độ tăng trưởng chậm, trên thân xuất hiện nhiều đốm đen li ti hoặc mãng lớn màu đen, mang màu tối hoặc đen, đuôi mỏng, có thể có những tổn thương phụ bộ như mòn đuôi và vảy râu, cụt râu, … Đối với những trường hợp bệnh nặng ruột rỗng, gan tụy nhợt nhạt, bề mặt thân tôm bị đốm đen có thể có mùi hôi.

    Tôm bị hoại tử gan tuỵ và đớm đen
    Bệnh hoại tử gan tụy do vi khuẩn (Necrotizing hepatopancreatitis - NHP)

    CÔNG TY TNHH ORAIN CHEM

    Địa chỉ: Lô F19A-20-21, Đường số 4, Khu Công nghiệp Hải Sơn (GĐ 3+4), Ấp Bình Tiền 2, Xã Đức Hòa Hạ, Huyện Đức Hoà, Tỉnh Long An, Việt Nam

    Website: https://orainchem.com/

    Email: cskh01@orainchem.com

    Phone: 0908.868.832

    Tel: 02723 766 274 - 02723 766 275

    KÊNH SOCIAL
    Theo dõi chúng tôi Theo dõi chúng tôi

    Theo dõi chúng tôi

    LIÊN HỆ

    Copyright © 2022. All Right Reserved

    Thiết kết website Webso.vn
    ORAIN CHEM